Kết quả Long_Trung_đối_sách

Kế hoạch tổng quát ban đầu của Gia Cát Lượng là chiếm Kinh châu và Ích châu để giáp công đánh Tào Tháo từ hai đường[4].

Long Trung đối sách đưa ra được một năm thì liên quân Lưu Bị-Tôn Quyền giành thắng lợi lớn ở trận Xích Bích trước Tào Tháo, mở ra cơ hội tạo dựng địa vị cho Lưu Bị. Tới năm 215 cả hai châu Kinh-Ích đã rơi vào tay của Lưu Bị và tới năm 219 thì Lưu một lần nữa đánh bại Tào để chiếm cứ Hán Trung, chính thức tạo ra thế chân vạc tại Trung Quốc.

Mùa Thu năm 219, đại tướng của Lưu Bị là Quan Vũ đang trấn thủ Kinh châu mở chiến dịch tấn công các địa điểm còn sót lại ở Kinh Châu dọc theo Hán Thủy do quân Tào chiếm giữ. Trước khi bắc tiến, Quan Vũ đã làm ngược lại với quan điểm cơ bản của Long Trung đối sách là "đông hòa với Tôn Quyền"[5] khi tự mình gây căng thẳng quan hệ với Đông Ngô: không những từ chối làm thông gia với họ Tôn, Quan Vũ còn nhục mạ sứ giả Đông Ngô và gọi họ Tôn là "chó"[6]. Chính vì vậy, tuy thắng lớn trong giai đoạn đầu nhưng Quan Vũ sau đó đã bị lực lượng của Tôn Quyền đánh úp và tử trận. Đây là thất bại đầu tiên của Long Trung đối sách khiến lực lượng của Lưu Bị phải co về vùng Ba Thục để lập nên nước Thục Hán.

Từ năm 215 Lưu Bị chiếm được Ích châu tới năm 219 bị mất Kinh châu, việc sở hữu 2 châu Kinh-Ích của phe Lưu Bị chỉ kéo dài được 4 năm. Về sau Gia Cát Lượng đã cố gắng tổ chức Bắc phạt nhưng chỉ có thể tiến hành từ 1 mặt trận là Thục sang phía đông; các chiến dịch quân sự liên tiếp không đem lại cho Thục Hán lợi thế nào đáng kể trước nhà Tào Ngụynhà Ngô. Giai đoạn Tam Quốc kết thúc bằng sự diệt vong của lần lượt nhà Ngụy, Thục rồi cuối cùng là nhà Ngô, Trung Quốc được Tư Mã Viêm thống nhất với cái tên mới, nhà Tấn.